Bài viết được dẫn nguồn từ website mongcon.vn (Thông tin được bảo trợ bởi Hội Bác Sĩ Gia Đình)
Nhiều cặp vợ chồng gặp khó khăn về thụ thai[1] Nếu bạn tìm kiếm sự hỗ trợ để có con, bạn cần thực hiện một số xét nghiệm về sinh sản.
Các xét nghiệm nào được thực hiện tại cơ sở điều trị?
Có nhiều lý do tại sao bạn và bạn đời của bạn gặp khó khăn trong thụ thai [1]. Các xét nghiệm về sinh sản sẽ giúp bác sĩ của bạn chẩn đoán nguyên nhân khiến bạn khó có thai và để xác định kế hoạch điều trị riêng cho bạn.
Hoạt động nội tiết có cân bằng để tinh trùng phát triển hay không
Số lượng và chất lượng tinh trùng có tốt không
Đường sinh sản có tốt hay không
Ống dẫn tinh có tắc nghẽn hay không
Bạn đời của bạn cũng sẽ được kiểm tra để xác định xem cô ấy có chu kì kinh nguyệt bình thường và có hệ sinh sản bình thường hay không.
Ai thực hiện các xét nghiệm này?
Đội ngũ điều trị sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho bạn, bao gồm các bác sĩ và y tá chuyên khoa hiếm muộn tuỳ theo nhu cầu điều trị của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể được gặp các chuyên gia từ các bệnh viện khác.
Thông thường, bạn sẽ gặp bác sĩ gia đình trước để thực hiện một số thăm khám và xét nghiệm máu, nước tiểu cơ bản. Bạn có thể được chuyển đến một chuyên gia về sinh sản nam (bác sĩ niệu khoa hoặc nam khoa) hoặc trực tiếp đến một trung tâm hỗ trợ sinh sản để được thực hiện các xét nghiệm hoặc điều trị chuyên sâu hơn.
Tại trung tâm hỗ trợ sinh sản, đội ngũ các chuyên gia bao gồm bác sĩ hiếm muộn và chuyên viên phôi học sẽ xem xét các phương pháp điều trị phức tạp hơn, như thụ tinh trong ống nghiệm.
Mỗi hành trình điều trị đều khác nhau. Hãy hỏi bác sĩ hoặc đội ngũ điều trị của bạn về vai trò của họ và cách mà họ sẽ hỗ trợ bạn.
Khả năng sinh sản và đời sống tình dục của bạn có thể là những chủ đề nhạy cảm, và điều quan trọng là bạn cần cảm thấy thoải mái để đặt câu hỏi. Hãy chắc chắn rằng bạn đã chọn được một chuyên gia khiến bạn cảm thấy thoải mái để bày tỏ.
Các xét nghiệm thường quy ban đầu
Bệnh sử
Bạn sẽ được hỏi chi tiết về bệnh sử và đời sống tình dục[2].Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi thảo luận trước mặt bạn đời của mình, bạn có thể yêu cầu được tư vấn riêng với bác sĩ.
Khám thực thể
Bác sĩ thường sẽ khám dương vật, tinh hoàn và tuyến tiền liệt (qua đường trực tràng) để kiểm tra có bất thường gì hay không[3]. Bác sĩ có thể tìm kiếm các tĩnh mạch tinh xung quanh bìu của bạn (giãn tĩnh mạch thừng tinh) có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra đường dẫn tinh của bạn (mào tinh và ống dẫn tinh) có toàn vẹn hay không.
Xét nghiệm máu và nước tiểu
Bạn có thể được kiểm tra rubella (sởi Đức), viêm gan B, C và HIV[2]. Dựa trên chủng tộc, bạn có thể được kiểm tra một số bệnh lý khác thường gặp liên quan đến chủng tộc, như bệnh thiếu máu thalassaemia hoặc hồng cầu liềm.
Tinh dịch đồ
Bạn sẽ được yêu cầu thử tinh dịch đồ. Mẫu tinh dịch được thu nhận bằng cách tự xuất tinh tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị. Chất lượng và thể tích tinh dịch sẽ được kiểm tra, bao gồm số lượng, mật độ, độ di động, kích thước và hình dạng tinh trùng[3].
Sinh thiết tinh hoàn
Sinh thiết tinh hoàn có thể được thực hiện nếu không có tinh trùng trong tinh dịch[3]. Bạn sẽ được gây mê để bác sĩ lấy một mẫu mô nhỏ từ tinh hoàn. Mẫu này sẽ được xét nghiệm để xem có tinh trùng hay không để sử dụng trong điều trị.
Siêu âm (siêu âm xuyên bìu)
Siêu âm có thể cho thấy tắc nghẽn hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh xung quanh tinh hoàn và ống dẫn tinh, là các nguyên nhân gây hiếm muộn. Bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò siêu âm trên vùng bìu để thu nhận hình ảnh siêu âm. Siêu âm xuyên bìu là một kỹ thuật không đau và không xâm lấn.
Siêu âm ngã trực tràng
Siêu âm ngã trực tràng cho hình ảnh rõ hơn về tuyến tiền liệt, tuyến sản xuất tinh dịch (túi tinh), và ống dẫn tinh vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn đến niệu đạo (ống dẫn tinh). Bác sĩ sẽ đặt một đầu dò mỏng vào trực tràng ở tư thế bạn nằm nghiêng. Hầu hết nam giới không cảm thấy đau khi làm kỹ thuật này, mặc dù bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu đôi chút.
Tinh dịch đồ chuyên sâu
Nếu kết quả tinh dịch đồ lần đầu bất thường, bạn có thể được yêu cầu lấy tinh dịch lần hai. Bác sĩ sẽ kiểm tra có đủ tinh trùng sống hay không, có kháng thể hoặc nhiễm trùng tinh dịch hay không.
Siêu âm (siêu âm xuyên bìu)
Siêu âm có thể cho thấy tắc nghẽn hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh xung quanh tinh hoàn và ống dẫn tinh, là các nguyên nhân gây hiếm muộn[4]. Bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò siêu âm trên vùng bìu để thu nhận hình ảnh siêu âm. Siêu âm xuyên bìu là một kỹ thuật không đau và không xâm lấn.
Siêu âm ngã trực tràng
Siêu âm ngã trực tràng cho hình ảnh rõ hơn về tuyến tiền liệt, tuyến sản xuất tinh dịch (túi tinh), và ống dẫn tinh vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn đến niệu đạo (ống dẫn tinh)[4]. Bác sĩ sẽ đặt một đầu dò mỏng vào trực tràng ở tư thế bạn nằm nghiêng. Hầu hết nam giới không cảm thấy đau khi làm kỹ thuật này, mặc dù bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu đôi chút.
Tinh dịch đồ chuyên sâu
Nếu kết quả tinh dịch đồ lần đầu bất thường, bạn có thể được yêu cầu lấy tinh dịch lần hai. Bác sĩ sẽ kiểm tra có đủ tinh trùng sống hay không, có kháng thể hoặc nhiễm trùng tinh dịch hay không[4].
Dĩ nhiên là bạn rất cần câu trả lời ngay về nguyên nhân hiếm muộn của mình, nhưng không may là các xét nghiệm này cần mất một thời gian. Đôi khi mất vài tháng để bạn và bạn đời của bạn thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết. Không may là, ngay cả sau khi xét nghiệm, một số cặp vợ chồng vẫn không tìm thấy nguyên nhân hiếm muộn và được chẩn đoán là hiếm muộn không rõ nguyên nhân.
Điều quan trọng là bạn cần duy trì suy nghĩ tích cực trong thời gian này. Tìm ra nguyên nhân là một bước tiến quan trọng trong việc xác định hướng điều trị phù hợp để giúp bạn có thai.
Tài liệu tham khảo
Boivin J, et al. New Debate: International estimates of infertility prevalence and treatment-seeking: potential need and demand for infertility medical care. Hum Reprod 2007;22(6):1506–1512.
National Institute for Health and Care Excellence (NICE). Fertility problems: assessment and treatment: CG156. August 2016. Available at: https://www.nice.org.uk/guidance/cg156. Accessed: September 2016.
European Association of Urology (EAU). Guidelines on Male Infertility 2015. Available at: uroweb.org/wp-content/uploads/17-Male-Infertility_LR1.pdf. Accessed: September 2016.
Kliesch S. Euro Uro Suppl 2014; 13(4):73–83.
Bài viết liên quan
Hạ đường huyết nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, cần có biện pháp xử trí hạ đường huyết nhanh chóng, kịp thời.
Tiền đái tháo đường là giai đoạn trung gian giữa đường huyết bình thường và đái tháo đường. Đây được xem là khoảng thời gian sớm mà bệnh có thể hồi phục.
Chế độ ăn và tập luyện cho người tiền đái tháo đường lành mạnh là thành tố quan trọng trong quản lý tiền đái tháo đường của người bệnh.
Tiền đái tháo đường càng được quan tâm vì: tỉ lệ tiền đái tháo đường ngày đang tăng dần, đây là giai đoạn trước khi trở thành đái tháo đường thực sự...